BA CHẼ

Cây ba chẽ tên gọi khác là niềng dục, vân đất, đậu bạc đầu, tràn quả tam giác, mây thập moong, biền ong, đa rờ típ.

Mô tả

Cây ba chẽ là loại cây bụi nhỏ, có chiều cao trung bình 1m5 và sống lâu năm. Đặc điểm của cây ba chẽ là thân tròn, có nhiều cành. Cành non nhỏ, có hình dạng tam giác dẹp, có lông màu trắng và hình uốn lượn. Lá hình kẹp, mọc so le với nhau, mỗi lá có 3 chét, và phần giữa to hơn 2 phần còn lại. Phiến lá chét hình thoi, bầu dục hoặc hình tròn, phần gốc có hình tròn còn phần đầu nhọn và ngắn. Mặt trên của lá có lông mềm màu trắng, mặt dưới phủ 1 lớp lông tơ dày mềm ánh bạc. Đặc biệt các lá non ở ngoài phủ 1 lớp lông tơ trắng nhiều hơn cả 2 mặt.

Cụm hoa ba chẽ mọc tụm thành chùm ngắn, 1 chùm gồm 20 hoa nhỏ màu trắng; đài hoa ba chẽ có lông, chia làm 4 thùy, thùy dưới dài hơn thùy trên. Cánh hoa ba chẽ mỏng hẹp, nhị bó, bao phấn màu nâu. Quả ba chẽ không có cuống, được chia thành 3 đốt, mỗi đốt chứa 1 hạt, có lông mềm màu trắng bạc xung quanh.

Mùa hoa nở: tháng 5-8; mùa ra quả : tháng 9 – 11

Cây dễ nhằm lẫn với đậu ma – Một loại cây cùng họ, hoa màu vàng nhạt mọc thành chùm dài. Quả đậu chứa 2 hạt.

Phân bố, sinh thái

Desmodium Desv là 1 chi lớn có khoản 290 loài, phân bố chủ yếu ở vùng khí nhậu nhiệt đới như Châu Á, Châu Phi hay châu Mỹ. Tại Việt Nam có khoản 50 loài thuộc chi này. Cây phân bố rộng rãi ở các tính miền núi và trung du, với độ cao trên 1000m so với mặt nước biển. Ba chẽ còn là cây phổ biến ở nhiều nước nhiệt đới Nam Á và Đông Nam Á.

Ba chẽ là loại cây có khả năng phủ xanh nhanh chóng. Được sử dụng như phương pháp tạm thời cho đất nông nghiệp cũ. Cây ba chẽ ưa sáng và ưa ẩm, phát triển mạnh ở vùng ven đồi, vùng ven rừng thứ sinh, hoặc ở các vùng nương rẫy cũ. Hạt ba chẽ thường được phát tán nhanh chóng sau khi chín và phát triển mạnh. Tạo nên những vùng ba chẽ rộng lớn đến vài trăm mét vuông. 

Người dân dùng thân và cành của ba chẽ để làm củi bếp, còn lá được ủ làm phân xanh.

Cách trồng

Cây ba chẽ là cây dễ phát triển, kể cả ở những vùng đất khô hạn. Cây ba chẽ không có giá trị cao, nên cây chưa được trồng rộng rãi trên diện tích lớn mà chỉ trồng phân tán ở 1 số vườn thuốc.

Cây ba chẽ dễ dàng nhân giống bằng hạt hoặc giâm cành. Vào tháng 7-8, người dân thu lấy quả chín già còn hạt, đem phơi khô và đợi đến mùa xuân để ươm. Nếu trồng thành luống hoặc ổ thì sau khi làm đất, lên luống, trồng với khoản cách 1 x 1m. Có thể bón lót 2 kg phân chuồng hoặc mục. Phân được trộn đều với đất, sau đó đặt cây, lắp đất, dận chặt và tưới nước.

Cây dễ phát triển, nên thời gian đầu chỉ cần bổ xung đầy đủ ẩm cho cây bén rể. Về sau không cần chăm sóc nhiều. Cây ba chẽ sống khỏe, ít bệnh. Tuy nhiên, mùa hè cần phòng sâu róm, sâu xanh hay sâu cuốn lá.

Lá thu hoạch quanh năm, khi cần.

Bộ phận dùng

Lá, rễ và thân ba chẽ đều có thể sử dụng. Lá ba chẽ dùng tơi hoặc sấy khô. Hoặc bào chế thành cao nước, cao khô, viên nén. Có tác dụng cao trong việc kháng khuẩn. Rễ ba chẽ cũng được dùng như bài thuốc mạnh gân cốt.

Phần thân ba chẽ có thể dùng làm củi, lá có thể ủ thành phân xanh.

Công dụng

Lá ba chẽ được dùng chủ yếu để chữa lỵ. Đem lá tươi phơi khô, sao vàng, mỗi ngày dùng 30g, đun sôi với nước 15-30 phút. Ngày uống 2 lần, liên tục 3 -5 ngày tùy tình trạng bệnh.

Lá ba chẽ giã nát hoặc nhai nát, nuốt nước còn bã đắp để chữa rắn cắn.

Viên ba chẽ (bào chế từ cao lá ba chẽ) đã được nghiên cứu để chữa các bệnh ỉa chảy, và lỵ trực khuẩn có hiệu quả.

Viên ba chẽ có tác dụng chữa các chứng bệnh như lỵ trực khuẩn, hội chứng lỵ, và ỉa chảy ở người lớn và trẻ em. Bệnh khỏi tương đối nhanh, thời gian chữa cũng khá ngắn.

Đối với bệnh nhân ỉa chảy nặng có biểu hiện rối loạn nước và điện giải, khi điều trị bằng viên ba chẽ cũng như với các thuốc kháng sinh khác, cần phối hợp truyền dịch để hồi phục cân bằng nước và điện giải.

Liều sử dụng viên ba chẽ : ngày uống 10-15 viên chai 2-3 lần sau bữa ăn (mỗi viên có 0.25g cao khô lá ba chẽ).

Khi đã khỏi bệnh, nên giảm liều, rồi ngừng thuốc. Nếu dùng thời gian dài, có thể bị táo bón.

Thuốc không gây tác dụng phụ.

Liều dùng cho trẻ em dược tính tùy theo tuổi.