BỒ HÒN

Cây bồ hòn có tên gọi khác là vô hoan, bòn bòn, mộc hoạn tử, mắc hồn, co hón, mẩy quyến ngần. Soap – nut trê, soap – berry, savonnier.

Mô tả

Bồ hòn là đại diện của chi bồ hòn, là cây gỗ to, cao 5-10m hay hơn, rụng lá vào mùa khô. Lá kép lông chim, mọc so le, có 4-6 đôi lá chét gân nổi rõ ở cả 2 mặt. 

Cụm hoa mọc ở đầu cành thành chùm hoặc chùy, gồm rất nhiều hoa nhỏ, màu lục nhạt; dài 5 răng có ít lông ; tràng 5 cánh hình trứng có vảy ngắn ở gốc, có lông , không nở xòe, nhị 8 cong, dài hươn trnafg, bầu hình trứng nhãn, có 3 ô.

Quả hình cầu, có đường sống nổi rõ, vỏ ngoài (cùi) dày, khi chín nhăn nheo, màu vàng nâu; hạt tròn màu đen.

Mùa hoa nở vào tháng 7 – 9 , mùa quả tháng 10-12.

Phân bổ sinh thái

Chi Sapindus L. gồm một số loài cây gỗ hoặc cây bụi. Phân bổ ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới nhất là khu vực Nam Á; Ấn Độ, Srilanka và Malaysia. Ở Ấn Độ hiện có 3 loài, mà quả của chúng được sử dụng như xà phòng, thậm chí còn được xuất khẩu sang 1 số nước lân cận như Iran, Arap Saudi, Somali và Madagasca.

Ở VN có 4 loài, đều là cây gỗ. Trong đó, bồ hòn là cây khá quen thuộc, bởi quả được sử dụng như xà phòng từ xa xưa. Cây phân bố rải rác hầu hết các tỉnh thuộc vùng núi thấp (thường dưới 1000m) và trung du bao gồm các tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Yên Bái, Thanh Hóa , Nghệ An, Hà Tĩnh. Cây non còn được trồng ở 1 số nơi như đình chùa, quanh làng bản để lấy quả và bóng mát.

Bồ hòn ra hoa quả nhiều năm. Mùa quả chín trùng vào thời kỳ rụng lá và khoản tháng 10-11. Khả năng tái sinh cây non mọc từ hạt và cây chồi sau khi chặt rất tốt. Ngoài ra, còn có thể nhân giống bồ hòn bằng cách giâm cành. Gỗ bồ hòn cúng được dùng để đóng đồ và trong xây dựng.

Cách trồng

Bồ hòn không kén dất, chịu được hạn, không chịu được úng, thường được trồng ở ven đường, nơi công cộng, ít thấy trồng tập trung.

Cây được nhân giống bằng hạt. Gieo hạt ở vườn ươm vào mùa xuân tháng 8-9, hoặc tháng 2-3 năm sau., đánh đi trồng. Khi trồng, người ta đào hố cách nhau 10-12m, kích thước hố tùy theo cây to nhỏ. Mỗi hố lót 10-15kg phân chuồng, phân rác. Trộn đều phân với đất rồi đặt cây, lèn gốc và tưới ẩm. Cần cắm cọc để giữ cho cây khỏi bị gió lay và rao xung quanh gốc để tránh trâu bò phá hoại. Sau 10-15 ngà, cây ra rễ mớ. Không cần chăm sóc nhiều.

Bộ phận dùng

Quả và hạt. Quả hái vào mùa thu để nguyên hoặc bỏ hạt phơi khô.

Tính vị công năng

Rể bồ hòn có vị đắng, tính mát, hơi độc vào các kinh phế, tỳ, có tác dụng tiêu đờm hóa trê. Quả bồ hòn có tác dụng sát trùng.

Công dụng

Nhân dân thường dùng quả bồ hòn giặt quần áo thay xà phòng, tốt nhất đối với trường hợp giặt đồ len, lụa không chịu được độ kiềm của xà phòng. Theo tài liệu cổ, bồ hòn có tác dụng chữa ho trừ đờm, nhân quả bồ hòn có tác dụng chữa hôi miệng, sâu răng. Ở một số vùng, nhân dân dùng vỏ cây bồ hòn giã nát, ngâm nước tắm cho động vật bị bọ, rận , cháy.

Trong y học Ấn Độ, điều trị viêm phổi người ta dùng bột vỏ quả bồ hòn trộn với mật ong, làm thành viên hoàn mỗi viên khoản 2g. Mỗi lần uống một viên, trộn với sữa nóng ngày 2 lần.

Ngân dân 1 số vùng Nepal dùng vỏ quả bồ hòn tán thành bột nhão, đắp hàng ngày vào chỗ bị bệnh để trị những bệnh ngoài da như ghẻ, bệnh nấm da.

Cũng dùng vỏ quả bồ hòn tán nhỏ, trộn với 2 lần lượng bột ngô và dùng gội đầu thường xuyên để trị gầu và diệt cháy.

Bài thuốc có bồ hòn

1. Chữa hôi miệng, trừ sâu răng

Nhân quả bồ hòn 5-10g tán bột, ngậm nhổ nước

2. Diệt sâu trừ giòi

a) Vỏ cây tươi bồ hòn giả nát, hòa với nước đem phun

b) Vỏ quả bồ hòn, sắc lấy nước đặc, đem tưới

3. Chữa hắc lào

Vỏ quả bồ hòn 20g, củ riềng già 10g. Tán nhỏ ngâm với 20ml cồn 90 độ dùng bôi

4. Chữa ghẻ lở hắc lào

Quả bồ hòn bỏ hạt nấu thành dầu, rồi tán hạt củ đậu với điểm sinh lượng bằng nhau, hòa lẫn vào để bôi sau khi đã xát rửa sạch nơi bị bệnh với nước nóng.

5. Chữa họng tắc, không nuốt được

Vỏ quả bồ hòn đô, phơi , tán nhỏ , thổi vào họng

6. Phòng ngừa đỉa cắn:

Dầu quả bồ hòn, bôi vào đùi và chân trước khi lội xuống ao, ruộng.